Khái niệm về An toàn lao động trong công trình xây dựng?
Bạn đang muốn tìm hiểu những tiêu chuẩn an toàn, công tác an toàn và đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng? Bạn chưa biết tìm kiếm thông tin ở đâu và cần tìm hiểu những vấn đề gì về an toàn trong xây dựng công trình thì bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
An toàn xây dựng có thể hiểu là an toàn lao động trong xây dựng nhà ở, nhà cao tầng… Và gọi tên đầy đủ chính là an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình ở Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD đã nêu rõ: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”
Tóm lại, hiểu đơn giản thì an toàn công trình xây dựng là các giải pháp giúp phòng chống nguy hiểm có có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người người lao động khi tham gia thi công các công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng công trình
Các quy định về an toàn trong xây dựng bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Căn cứ pháp lý quy định an toàn thi công công trình xây dựng
Mỗi ngành nghề sẽ có những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng. Ngành xây dựng cũng thế sẽ có những quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng để đáp ứng được thực tế thi công. Cũng như nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của công nhân, của người lao động làm việc trên công trường vốn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Có thể hiểu đơn giản An toàn xây dựng là các giải pháp phòng chống nguy hiểm có có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người khi tham gia thi công các công trình xây dựng.
Những quy định về an toàn khi xây dựng công trình hiện nay như: Các hệ thống quản lý an toàn xây dựng, các công tác an toàn trong xây dựng, hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng, giám sát, kiểm định an toàn xây dựng, … đã được quy định chi tiết tác tiêu chuẩn, quy chuẩn trong những quy phạm về an toàn lao động tại: Luật Xây dựng 50/2014/QH13 và Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13. Cùng với thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Những quy định đều đã được hướng dẫn, tổ chức tập huấn, dạy học an toàn lao động với mục đích xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế vẫn có không ít doanh nghiệp chưa tuân thủ những quy định về an toàn trong xây dựng. Vì thế, bên cạnh những hình ảnh an toàn trong xây dựng vẫn sẽ tồn tại không ít hình ảnh mất an toàn.
Trong Khoản 2 Điều 3 tại Thông tư 04/2017/TT-BXD đã giải thích rõ khái niệm: “Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định…”. Những quy định về công tác quản lý an toàn trong xây dựng công trình hiện nay xác định hệ thống quản lý an toàn xây dựng thông qua.u
Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu
Luật xây dựng mới nhất 2013 và chi tiết tại điều 4 Thông tư 04/2017-TT-BXD quy định trách nhiệm của nhà thầu trong đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng như sau:
- Làm đề xuất, thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, tài sản, thiết bị, công trình ngầm, công trình đang xây dựng. Cùng các công trình liền kề; máy, vật tư, thiết bị phục vụ thi công trước khi đưa vào sử dụng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn.
- Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP tiến hành thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động đủ các tiêu chuẩn bao gồm số lượng người quản lý cũng như tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động.
- Kiểm tra kỹ lưỡng công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.
- Với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình cần tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết.
- Khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải dừng thi công xây dựng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
- Nhanh chóng khắc phục sự cố gây mất an toàn lao động, hậu quả tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác tiến hành định kỳ hay đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Trách nhiệm bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu
Quy định trách nhiệm của kỹ sư giám sát, an toàn lao động trong xây dựng của nhà thầu như sau:
- Triển khai việc thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.
- Tiến hành tổ chức hướng dẫn người lao động có thể nhận biết nguy hiểm, yếu tố mất an toàn cũng như những biện pháp an toàn lao động
- Yêu cầu người lao động dùng các thiết bị an toàn lao động và kiểm tra giám sát kỹ lưỡng việc thực hiện biện pháp an toàn lao động, quản lý số lượng người lao động trên công trường.
Phải có những biện pháp an toàn kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm về các quy định quản lý an toàn trong xây dựng công trình hoặc nhận thấy các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn.
- Nếu có nguy cơ, sự cố gây mất an toàn xây dựng phải quyết định tạm dừng thi công.
- Đình chỉ những lao động không tuân thủ các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng (các biện pháp an toàn) hay vi phạm những quy định trong việc sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân khi thi công xây dựng (thiết bị an toàn xây dựng). Đồng thời, báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường biết.
- Cần chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố gây mất an toàn lao động, tai nạn lao động. Khi có yêu cầu tham gia ứng cứu khẩn cấp của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng
- Chấp hành các nội quy, quy định, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Nắm vững kiến thức, kỹ năng, tuân thủ pháp luật, về những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, sử dụng và trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao cần bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, những thiết bị an toàn, vệ sinh lao động ở nơi làm việc.
- Trước khi sử dụng các máy, vật tư, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Ngăn chặn các nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, các hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động ở nơi làm việc.
- Khi biết tai nạn lao động, sự cố hay phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố hay bệnh nghề nghiệp cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm.
- Cần chủ động tham gia khắc phục, ứng cứu, sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hay khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người sử dụng lao động.
- Khi thấy không đảm bảo an toàn lao động từ chối thực hiện các công việc sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý. Hay trong trường hợp nhà thầu không cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện bảo vệ an toàn lao động cá nhân theo đúng quy định thì người lao động có thể từ chối thực hiện công việc.
- Chỉ thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động. Có các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng. Đây là trách nhiệm của người lao động để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng
Theo quy định tại Nghị Định 59/2015/NĐ-CP thì cần học chứng chỉ an toàn xây dựng và được cấp chứng chỉ hành nghề an toàn trong xây dựng mới có thể được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ phụ trách công tác an toàn lao động chuyên trách. Chứng chỉ an toàn trong xây dựng hiện nay được phân hạng I, II, III và sẽ có phạm vụ hoạt động mỗi hàng như sau:
- Chứng chỉ hạng I: Được phụ trách quản lý công tác an toàn lao động với tất cả các cấp công trình;
- Chứng chỉ hạng II: Được phụ trách quản lý công tác an toàn lao động với những công trình cấp I trở xuống;
- Chứng chỉ hạng I: Được phụ trách quản lý công tác an toàn lao động với những công trình cấp II trở xuống