Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động các nhóm 1,2,3,4,5,6
Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, Nghị định 44/2016 chia các đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thành các nhóm và quy định mức thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu như sau:
- Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động với tổng thời gian huấn luyện ít nhất 16 giờ;
- Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động với tổng thời gian huấn luyện an toàn lao động ít nhất 48 giờ;
- Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ với tổng thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ;
- Người làm công tác y tế: ít nhất 56 giờ;
- An toàn, vệ sinh viên: ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Người lao động không thuộc các trường hợp trên với tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ.
Ngoài ra, tại Mục này, Nghị định 44 năm 2016 còn hướng dẫn tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; tổ chức việc huấn luyện ATVSLĐ.
Tải về máy xem file Nghị Định 44/2016/NĐ-CP pdf quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
VISC đã đăng tải văn bản nghị định 44/2016/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 15/05/2016 để phần nào giải đáp, cung cấp kiến thức về ATVSLĐ./.
1. Các quy định về Huấn luyện ATVSLĐ
- Luật An toàn lao động ngày 25/06/2015
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Quan trắc môi trường lao động.
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB-XH.
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Đối tượng phải huấn luyện an toàn lao động
Theo quy định tại NĐ 44/2016/NĐ-CP và NĐ140/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ bao gồm:
Huấn luyện an toàn nhóm 1
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu.
Huấn luyện an toàn nhóm 2
Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Huấn luyện an toàn nhóm 3
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
Huấn luyện an toàn nhóm 4
Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Huấn luyện an toàn nhóm 5
Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động, cho nhân viên y tế (người công tác ý tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.
3. Thời gian huấn luyện an toàn các nhóm 1,2,3,4,5,6
- Huấn luyện an toàn nhóm 1và nhóm 4: Thời gian đào tạo tối thiểu là 16 giờ.
- Nhóm 2: Thời gian đào tạo tối thiểu là 48 giờ, chia thành nhiều ngày theo giờ hành chính.
- Nhóm 3: Tối thiểu là 24 giờ.
- Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
- Nhóm 6: Thời gian đào tạo huấn luyện tối thiểu là 4 giờ.
Đối với những trường hợp tham gia huấn luyện an toàn lao động lần đầu, phải thực hiện đúng và đủ thời gian huấn luyện theo quy định, và cụ thể là như trên đã nêu.
4. Nội dung huấn luyện ATVSLĐ
Tùy vào mỗi nhóm đối tượng mà nội dung cụ thể khác nhau. Nội dung khóa đào tạo gồm những phần chính:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
- Kỹ thuật an toàn thiết bị.
5. Chi phí và bảng giá huấn luyện an toàn
Huấn luyện an toàn bao nhiêu tiền
Chi phí cho một khoá học an toàn với cá nhân hoặc doanh nghiệp bao nhiêu tiền? Là câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc trước khi dự tính học an toàn lao động. Để có mức giá ưu đãi và phù hợp với yêu cầu của quý khách hàng vui lòng liên hệ qua (zalo) 0865.779.789 để được báo giá nhanh nhất.
Bảng giá huấn luyện an toàn
Đối với bảng giá về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động các nhóm 1,2,3,4,5,6 chưa có một nghị định hay thông tư nào quy định về mức giá huấn luyện an toàn.
Hiện nay bảng giá huấn luyện tại trung tâm và đơn vị khác điều có mức giá gần như nhau. Nhưng tại Đơn vị huấn luyện an toàn VISC sẽ dựa trên số lượng học viên đăng ký và nhiều ưu đãi khác,…